BẢO QUẢN XE ĐIỆN MÙA MƯA CÓ CẦN THIẾT KHÔNG?

Xe điện bị vào nước có sao không? Câu trả lời tất nhiên là có vì cấu tạo và cơ chế vận hành của xe điện chủ yếu là từ các bộ phận điện chủ yếu như: Mô tơ điện, Ắc quy điện, bộ IC, tay ga, tay phanh,.. Thông thường xe bị nhiễm nước sẽ dẫn đến tình trạng nhẹ là không đi được (mặc dù có điện), nặng hơn là dẫn đến cháy nổ các bộ phận điện của xe và phải thay mới thì mới có thể tiếp tục sử dụng được. Vậy nên việc bảo quản và sử dụng xe điện nói chung trong mùa mưa bão là rất cần thiết với người sử dụng xe.

xe-dap-dien-mua-mua

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BẢO QUẢN XE ĐẠP ĐIỆN MÙA MƯA

Hôm nay YẾN ANH xin gửi đến bạn một vài tư vấn nhỏ về cách sử dụng, bảo quản, lỗi xe điện hay gặp phải khi di chuyển dưới trời mưa và cách khắc phục đơn giản. Dưới đây là hướng dẫn cho các loại xe điện nói chung:

1. Hướng dẫn cách sử dụng và bảo quản xe đạp điện, xe máy điện.

– Đối với hầu hết các loại xe đạp điện hiện nay, phần đầu xe và mặt đồng hồ thường rất nhạy cảm với nước. Vì vậy, khi dựng xe hay di chuyển dưới trời mưa bạn nên che mưa phần đầu xe lại, tránh để nước mưa bắn vào.

– Không nên đi xe qua vùng, bãi nước ngập sâu để tránh nước tràn vào ắc quy, động cơ và các bộ phận điện có thể gây chết điện hoặc rỉ sét các bộ phận. Nếu trong trường hợp bắt buộc phải đi qua, nên dừng xe lại, tắt điện và dắt bộ qua. Độ sâu mực nước cho phép thông thường không được chạm vào mép của vành động cơ tại bánh sau của xe.

– Bạn cũng nên tránh để xe quá lâu dưới trời mưa.

– Di chuyển với tốc độ hạn chế hơn so với lúc bình thường vừa đảm bảo an toàn giao thông vừa tránh nước bắn vào các bộ phận điện.

2. Lỗi điện hay gặp phải ở xe điện

Lỗi điện thông thường nhất các loại xe điện hay gặp phải là xe có điện khi mở khóa điện nhưng khi bạn vặn ga xe lại không lăn bánh.

3. Cách khắc phục lỗi xe điện thường gặp phải trong mùa mưa

Thông thường lỗi hay xảy ra nguyên nhân ở 02 phần: điện tay ga, tay phanh bị nhiễm nước và giắc điện nhiễm nước dưới bình ắc quy. Cách khắc phục chỉ đơn giản bạn cần xì khô 02 tay phanh và xì khô giắc điện.

XE GIANT 133, 133S, 133 PLUS (BÒ ĐIÊN)

– Cách sử dụng, bảo quản.

Che mưa đầu xe – Tránh di chuyển qua vùng nước sâu – Không để xe quá lâu dưới trời mưa.

– Lỗi điện hay gặp phải.

Xe có điện và hiện đồng hồ khi mở khóa điện, tuy nhiên vặn ga thì xe không lăn bánh.

– Cách khắc phục.

Xì khô tay phanh, tay ga và giắc điện màu trắng dưới bình Ắc quy. 

  Xe Nijia

– Sử dụng và bảo quản:

Che mưa đầu xe – Tránh di chuyển qua vùng nước sâu – Không để xe quá lâu dưới trời mưa.

– Lỗi điện hay gặp phải.

Có điện, vặn ga không lăn bánh.

– Cách khắc phục.

Xì khô 02 tay phanh, xì khô giắc điện dưới vị trí để chân.

Xe Xmen

– Sử dụng, bảo quản.

Che mưa đầu xe – Tránh di chuyển qua vùng nước sâu – Không để xe quá lâu dưới trời mưa.

– Lỗi điện hay gặp phải.

Có điện, vặn ga không lăn bánh.

– Cách khắc phục.

Tắt đèn pha phía trước, xe của bạn sẽ đi được. Xì khô 02 tay phanh.

xe-dap-dien-mua-mua-1

Ngoài 03 mẫu xe trên, các mẫu xe đạp điện hay xe máy điện còn lại các bạn cũng nên xử lý tương tự trong khi di chuyển dưới trời mưa bão. Trong trường hợp không tự khắc phục được sự cố, bạn nên gọi điện đến Trung tâm bảo hành để được tư vấn thêm và hỗ trợ sửa xe.

Báo giá Dịch vụ thay thế bình ắc quy xe đạp điện, xe máy điện tại nhà giá rẻ nhất Hà Nội. Báo giá chi tiết cho từng loại xeXem ngay
Báo giá Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng xe đạp điện, xe máy điện tại nhà giá rẻ nhất Hà Nội. Báo giá chi tiết cho từng loại xeXem ngay

 

SỬA XE ĐẠP ĐIỆN TẠI NHÀ HÀ NỘI TPHCM

Bạn cần tư vấn thêm thông tin hoặc cứu hộ sửa chữa liên hệ

XE ĐIỆN YẾN ANH0909.099.864

Rate this post

LEAVE A REPLY