Chậm mà chắc” – mẹo này bạn sẽ tránh được rất nhiều lần phải dắt bộ vì quên sạc

Thực tế sử dụng, mỗi một lần sạc xe đạp điện chạy được khoảng 30- 40 km, cao nhất là 60 km cho một lần sạc. Để đạt được điều này người dùng cần quan tâm những điều dưới đây:

cach-su-dung-xe-dap-dien-tiet-kiem-dien-nang

Khởi động xe

Đối với xe điện, chỉ cần khởi động và vặn tay ga là xe bắt đầu lăn bánh. Song, khởi động là lúc tốn nhiều pin nhất. Do đó, để đảm bảo độ bền cho pin cũng như tiết kiệm điện, người sử dùng nên đạp một vài nhịp cho có đà rồi mới tăng ga.

Luôn quan sát bảng hiển thị điện năng

Cũng giống như kim chỉ xăng trên xe máy, xe điện cũng có một bảng hiện thị năng lượng của pin hay ắc quy còn lại để đi xe. Bộ phận này rất quan trọng để cho bạn biết khi nào xe sắp hết điện và cần phải sạc điện.

Việc theo dõi lượng điện năng này không chỉ giúp cho người điều khiển tính toán được lượng điện năng cho quãng đường đi, mà còn giúp chủ động hơn trong việc sạc điện.

Ngoài ra, một yếu tố tưởng chừng như không có hại mà nhiều người đang lầm tưởng đó là việc di chuyển xe nhiều lần khi điện năng còn lại rất ít… khi di chuyển như vậy pin hoặc ắc quy sẽ bị chai, khả năng tích điện kém đi.

cach-su-dung-xe-dap-dien-tiet-kiem-dien-nang-1

Xem thêm dịch vụ sửa chữa điện nước tại cầu giấy và thông tắc chậu rửa bát tại Hà Nội

Sử dụng đồng bộ sạc với ắc quy

Việc chọn đồng bộ giữa bộ sạc và bộ ắc quy sử dụng có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của ắc quy do đó phải lựa chọn cho đúng loại và phải đạt các thông số đối với từng loại.

Việc lựa chọn sai sẽ làm giảm dung lượng của ắc quy, gây phồng ắc quy thậm chí gây nổ trong quá trình sạc.

Đối với bộ sạc đồng bộ khi kiểm tra các thông số không đạt, hoặc nằm ngoài các thông số như trên bảng cũng xảy ra sự cố như việc lựa chọn sai bộ sạc.

Sạc điện đúng thời điểm và đúng cách

Không phải cứ đi về là ngay lập tức nạp điện ngay dù xe còn khá nhiều điện năng, việc này làm giảm khả năng tích điện pin hoặc ắc quy của xe.

Tùy theo từng loại xe có thời gian sạc là khác nhau, có thể từ 8 – 10 tiếng, hoặc lâu hơn 10 – 12 tiếng; nên rút sạc ngay khi pin hay ắc quy đầy để sản phẩm được bền hơn.

Một điều cần chú ý là mỗi xe điện đều có bộ sạc riêng. Mặc dù trong thiết kế, một số xe có thể dùng được sạc của nhau nhưng không nên bởi dùng sạc không đúng hãng cũng ảnh hưởng đến pin hoặc ắc quy và rất nhanh hết điện.

Khi sạc bị hỏng nên mua sạc chuẩn xe đúng hãng để đảm bảo hơn và an toàn trong quá trình sử dụng.

Không đi quá nhanh, không chỉnh tốc độ

Vận tốc của xe điện không thể lớn như xe máy; thông thường các dòng xe đạp điện chỉ được khuyến cáo đi với vận tốc 25 km/h, còn xe máy điện chỉ đi với vận tốc tối đa 45km/h. Bạn nên tuân thủ điều này và không nên chỉnh lại tốc độ ở cửa hàng giúp xe đi nhanh hơn.

Việc này sẽ khiến ắc quy hoạt động nhiều và nhanh hết, nếu thường xuyên sử dụng sẽ khiến cho ắc quy nhanh chai và chóng hỏng. Lúc đó xe sẽ đi được ít hơn và bạn sẽ phải mua ắc quy mới để thay vào.

Khi xe điện ở trạng thái bảo vệ điện áp thấp, phải tiến hành sạc điện sau đó mới tiếp tục sử dụng, nếu không sẽ dẫn tới ắc quy bị xả quá mức, làm ảnh hưởng tính năng và tuổi thọ của ắc quy.

Không phanh đột ngột

Phanh đột ngột cực kì tốn điện cho xe. Theo một nghiên cứu thì thường xuyên phanh xe đột ngột có thể làm tiêu hao 40% năng lượng điện. Đó còn chưa kể việc phanh xe đột ngột rồi tăng tốc đột ngột nữa càng khiến điện bị tiêu hao nhanh chóng.

Nếu thường xuyên đi theo kiểu này tuổi thọ pin của xe cũng giảm nhanh chóng và bạn sẽ phải sớm thay một bình điện mới.

Thường xuyên bảo dưỡng định kỳ

Sử dụng xe điện tốt nhất là mỗi quý bảo dưỡng một lần. Bảo dưỡng xe giúp mọi thứ hoạt động trơn tru, không ảnh hưởng tới chế độ vận hành của xe.

Xe điện sử dụng ắc quy sẽ dễ bị chai hơn; bộ ắc quy thường gồm 4 ắc quy nhỏ nối với nhau, nếu 1 trong 4 ắc quy bị hỏng sẽ ảnh hưởng lớn tới các ắc quy còn lại, làm cho các ắc quy này nhanh bị hỏng. Nếu nghi ắc quy bị chai (đi được quãng đường ngắn hơn so với trước) nên đi kiểm tra để thay thế, tránh phải thay thế cả bộ sẽ rất tốn tiền.

Cách xử lý khi xe có nguy cơ hết điện giữa đường:

Sẽ có nhiều khi quên sạc hoặc không tính được quãng đưỡng đi, và lượng điện còn lại của xe dẫn đến tình trạng xe có nguy cơ hết điện giữa đường.

Đối với các tình huống như thế này cách tốt nhất để bạn có thể đi hết quãng đường và “về nhà” an toàn mà không phải dắt bộ là: đi thật chậm, giữ đều tay ga. Tuyệt đối không phóng nhanh, phanh gấp, thay đổi tốc độ đột ngột, vì như vậy sẽ làm tiêu hao điện năng rất nhanh.

Xem ngay dịch vụ sửa chữa điện nước uy tín tại nhà Hà Nội
Rate this post

LEAVE A REPLY